Nên chọn joint tenancy hay tenancy in common khi mua nhà? Hiểu rõ quyền thừa kế để bảo vệ quyền sở hữu tài sản và tránh tranh chấp.
ĐỒNG SỞ HỮU bất động sản: Nên lựa chọn hình thức nào?
Khi nhiều người cùng đứng tên mua nhà, việc lựa chọn hình thức đồng sở hữu bất động sản là điều cực kỳ quan trọng. Không ít trường hợp mất trắng tài sản hoặc bị tòa án giữ lại vì chọn sai hình thức pháp lý.
Trong bất động sản, có hai hình thức phổ biến là joint tenancy và tenancy in common. Việc hiểu rõ điểm khác biệt giữa hai loại này không chỉ giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu tài sản, mà còn đảm bảo quyền thừa kế hợp pháp cho người thân.
Hiểu rõ quyền thừa kế trước khi chọn Joint Tenancy hay Tenancy in Common
Joint Tenancy là gì? (Quyền Lợi & Rủi Ro)
Joint tenancy là hình thức đồng sở hữu tài sản với tỷ lệ bằng nhau. Bất kể bạn góp bao nhiêu tiền. Nếu bạn và một người khác cùng đứng tên dưới hình thức này, bạn sẽ chia đều quyền sở hữu. Thường là 50:50 hoặc 33.3% nếu có ba người.
Những điểm nổi bật của Joint Tenancy – Bạn không thể bỏ qua!
Điểm đặc biệt nhất của joint tenancy là quyền thừa kế tự động. Khi một trong những người đồng sở hữu qua đời. Phần tài sản của họ sẽ tự động chuyển sang người còn lại mà không cần qua tòa án. Điều này giúp tránh thủ tục probate real estate, tiết kiệm thời gian và công sức cho người sống sót.
Step up in basis: lợi thế về thuế đáng lưu ý!
Một lợi ích đáng chú ý khác của joint tenancy là về thuế lợi nhuận. Cụ thể nếu một người mất, người còn lại sẽ được hưởng lợi từ cơ chế step up in basis. Cho phép điều chỉnh giá gốc phần tài sản người đã mất theo giá thị trường tại thời điểm đó.
Ví dụ: Hai người cùng mua một căn nhà giá $500,000. Sau 10 năm, giá nhà tăng lên thành $800,000. Nếu không có step up in basis, lợi nhuận chịu thuế là $300,000. Thuế 25% rơi vào khoảng $75,000.
Tuy nhiên, nếu một người qua đời, phần tài sản của họ sẽ được định giá lại lên $400,000. Tổng giá gốc mới là $650,000. Lợi nhuận chịu thuế chỉ còn $150,000. Thuế phải đóng là $37,500. Như vậy, người còn sống tiết kiệm được $37,500 tiền thuế nhờ joint tenancy và step up in basis.
Những hạn chế của Joint Tenancy mà bạn phải biết!
Hình thức Joint Tenancy cũng tồn tại nhiều hạn chế. Bạn không thể để lại phần tài sản cho người thân qua di chúc. Vì quyền thừa kế tự động.
Bạn cũng không thể chia theo tỷ lệ góp vốn. Và việc bán phần sở hữu phải có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu. Điều này có thể khó khăn nếu mối quan hệ không bền vững hoặc không có thỏa thuận ban đầu.
Mua nhà theo Tenancy in Common: Những điều cần biết!
Tenancy in common (TIC) – đồng sở hữu cho phép chia phần linh hoạt tùy theo mức đóng góp. Bạn có thể sở hữu 70%, người khác sở hữu 30%, điều này được ghi rõ trong giấy tờ.
Quyền sở hữu tài sản trong tenancy in common dựa theo tỷ lệ góp vốn
Tenancy in Common có gì nổi bật và phù hợp với ai?
Ưu điểm lớn nhất của tenancy in common là quyền thừa kế linh hoạt. Bạn được phép để lại phần sở hữu cho người thân thông qua di chúc. Ngoài ra, bạn cũng có quyền bán/ chuyển nhượng phần của mình mà không cần xin phép những người khác.
Hình thức này rất phù hợp cho các nhóm bạn bè, nhà đầu tư góp vốn không đều. Hoặc những người muốn đảm bảo quyền lợi thừa kế cho con cháu.
Rủi ro của Tenancy in Common – Hiểu để tránh tranh chấp!
Tuy nhiên, tenancy in common cũng có rủi ro. Nếu một người qua đời mà không có di chúc. Phần tài sản của họ sẽ bị “hold” lại bởi tòa án để phân xử quyền thừa kế.
Quá trình này có thể mất thời gian và làm chậm giao dịch mua bán. Ngoài ra, nếu không có hợp đồng hoặc thỏa thuận trước. Người đồng sở hữu có thể bán phần của mình cho người lạ. Điều này tiềm ẩn nguy cơ xung đột và tranh chấp.
Joint Tenancy vs. Tenancy in Common: Đâu là lựa chọn phù hợp?
Nếu bạn cần một hình thức sở hữu đơn giản. Hoặc muốn tránh thủ tục pháp lý khi người đồng sở hữu mất. Hoặc không có ý định để lại tài sản cho người khác. Thì joint tenancy là lựa chọn phù hợp.
Ngược lại, nếu bạn muốn tài sản được chia theo tỷ lệ góp vốn. Bạn muốn đảm bảo quyền thừa kế cho người thân qua di chúc. Hay cần sự linh hoạt trong giao dịch, thì tenancy in common là lựa chọn đáng cân nhắc.
Việc lựa chọn sai có thể khiến tài sản bị tranh chấp. Mất thời gian khắc phục, thậm chí bị đóng thuế cao hơn. Vì thế, hiểu rõ quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế là bước đầu tiên để đầu tư bất động sản an toàn và hiệu quả.
Kết luận
Joint tenancy và tenancy in common đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy mục tiêu sở hữu và quyền thừa kế mà bạn nên chọn hình thức phù hợp. Hiểu rõ joint tenancy và tenancy in common sẽ giúp bạn tránh tranh chấp pháp lý. Liên hệ nếu bạn có thắc mắc về quyền thừa kế bất động sản!
Xem thêm:
👉 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Mua, Bán, Vay Vốn, Đầu Tư Nhà Ở Mỹ: http://www.danguard.com/cau-hoi-thuong-gap/
👉 Truy cập Tiktok để xem thêm: Những Chi Phí Bạn Phải Trả Trước Khi Vào Nhà Mới! https://www.tiktok.com/@victoriamaidang/video/7501507533832539438
👉 Video: Bật Mí Loan Estimate: Tránh Bẫy Phí Phát Sinh Khi Vay Mua Nhà! (P1) https://www.youtube.com/watch?v=5Of1lvGKFJY
👉 10 Yếu Tố Cần Cân Nhắc Khi Mua Bất Động Sản Cho Thuê https://www.facebook.com/share/p/1BwC9cr74t/
============
▶ Dịch vụ của chúng tôi:
– Môi giới Bất động sản: https://www.danguard.com/dich-vu-bat-dong-san-o-my/
– Hỗ trợ Vay Vốn: https://www.danguard.com/vay-von-bat-dong-san-o-my/
– Các Khoá Học Về Bất Động Sản Và Vay Vốn Ở Mỹ: https://www.danguard.com/cac-khoa-hoc-ve-bat-dong-san-va-vay-von-o-my/
– Hợp Đồng Xử Lý Khoản Vay: https://www.danguard.com/hop-dong-xu-ly-khoan-vay/
– Tư vấn Tài chính: https://www.danguard.com/tu-van-tai-chinh/
============
▶ Đăng ký kênh để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích:
– Bản tin Email: https://www.danguard.com/ban-tin/
– Youtube: http://www.youtube.com/@victoria.maidang/?sub_confirmation=1
– Facebook: https://www.facebook.com/VictoriaDangPage
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@victoriamaidang
– Instagram: https://www.instagram.com/victoriamaidang
============
▶ Liên lạc với chúng tôi:
– Live Chat Ngay Hôm Nay: https://www.m.me/VictoriaDangPage
– Email: support@danguard.com
– Website: https://www.danguard.com/victoriamaidang
– LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/victoriamaidang
============
▶ License: DRE# 02020452 – NMLS# 1673711